Nhựa tái chế và tất cả những điều bạn cần biết về nhựa tái chế

Nhựa tái chế có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống con người
Nhựa tái chế có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống con người

Nhựa tái chế là gì? Nhựa và các sản phẩm từ nhựa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức nền tảng về thứ vật liệu “phổ biến” này. Ví dụ nhựa tái sinh có độc không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa được tái chế? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết của Việt Nam Tái Chế dưới đây.

Nhựa tái chế là gì? Các cách phân loại nhựa tái sinh

Đa số những vật dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều có thành phần từ nhựa. Chính vì vậy ta không thể phủ nhận vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại. Một trong những cách phân loại nhựa đơn giản nhất là thành 2 loại: nhựa tái sinh và nhựa nguyên sinh. 

Nhựa tái chế (hay còn được biết đến như nhựa tái sinh) là nguyên liệu nhựa được sản xuất từ nhựa phế liệu. Các vật dụng được làm từ nhựa sau khi thải ra ngoài môi trường sẽ được thu gom, phân loại, nghiền nhỏ và làm sạch. Các hạt nhựa này sẽ được tiếp tục chế biến thành dạng sợi hoặc dạng hạt bằng máy đùn, máy ép để tái sử dụng hoặc sản xuất. Mỗi một loại nhựa sẽ có quy trình xử lý và chế biến khác nhau. 

Nhựa tái chế chính là sản phẩm của quy trình tái chế nhựa
Nhựa tái chế chính là sản phẩm của quy trình tái chế nhựa

Nhựa tái chế có nhiều loại. Chúng được phân thành 7 loại chính và được đánh số từ 1 đến 7, dựa theo đặc tính riêng và độ thân thiện đối với môi trường của từng loại.

Nhựa số 1 PETE hoặc PET

Đây là nhựa có nguồn gốc tái chế an toàn.

Công dụng: Làm chai đựng nước, hộp đựng thực phẩm.

Ưu điểm: Độ bền cơ học cao nên chịu va đập khá tốt và khả năng chống thấm khí vượt trội.

Nhược điểm: Chống thấm dầu mỡ kém và khả năng chịu nhiệt thấp.

Nhựa số 2 HDPE

Loại nhựa này có màu đục, bề mặt nhẵn và trơn bóng.

Công dụng: Làm bình sữa cho trẻ em, hộp sữa chua, chai đựng hóa mỹ phẩm,…

Ưu điểm: khả năng tích tụ vi khuẩn thấp do bề mặt nhẵn và trơn bóng.

Nhược điểm: độ bền cơ học thấp, dễ bị xước hoặc biến dạng.

Nhựa số 3 PVC hoặc V Nhựa PVC hoặc V có đặc tính dễ cháy nhưng lại có độ dẻo cao.

Công dụng: Làm thiết bị y tế, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, màng bọc thực phẩm,…

Ưu điểm: Độ dẻo cao, giá thành rẻ.

Nhược điểm: Chứa chất độc hại như Phtalat và DEHA

Nhựa số 4 LDPE Nhựa LDPE là một dạng khác của hạt nhựa PE.

Công dụng: Làm bản lề cửa, lót sàn, hộp đựng thức ăn,…

Ưu điểm: Có khả năng cách điện tốt, ít bị biến dạng ở nhiệt độ thấp và có khả năng chịu được axit kiềm và các dung môi  hữu cơ.

Nhược điểm: có đặc tính trơn và nhớt nên khó chế biến và sản xuất.

Nhựa số 5 PP PP là một trong những vật liệu thân thiện với môi trường và cả con người.

Công dụng: Làm hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc,…

Ưu điểm: dễ tái chế và an toàn cho thực phẩm, có thể sử dụng trong lò vi sóng với nhiệt độ không quá 130*C..

Nhược điểm: hệ số giãn nở nhiệt cao, dễ bị suy thoái UV.

Nhựa số 6 PS Nhựa PS và các sản phẩm làm từ vật liệu này không nhận được sự ủng hộ từ môi trường.

Công dụng: Làm hộp hoặc chén đĩa dùng 1 lần,…

Ưu điểm: có độ dẻo cao, dễ tái chế và an toàn cho thực phẩm, có thể sử dụng trong lò vi sóng với nhiệt độ không quá 130*C..

Nhược điểm: dễ bị oxy hóa, khó tái chế và có hại đối với môi trường.

Nhựa số 7 Các loại nhựa khác: Không tốt cho sức khỏe con người và môi trường.

Những bài viết liên quan

Nhựa tái chế có tác dụng gì?

Nhựa tái sinh được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Tùy thuộc vào ưu và nhược điểm, mỗi loại nhựa có nguồn gốc tái chế sẽ được dùng để chế biến và sản xuất ra các sản phẩm riêng biệt. Ví dụ, nhựa PET có khả năng chịu va đập và chống thấm khí tốt nên thường được dùng để sản xuất hộp đựng thực phẩm.

Một số ứng dụng của nhựa tái chế số 5,6 và 7.
Một số ứng dụng của nhựa số 5,6 và 7.

Sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chỉ là tác dụng dễ dàng nhìn thấy được của nhựa tái sinh. Việc sử dụng nhựa tái chế còn đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều bởi:

  • Giúp tiết kiệm năng lượng do hạn chế sử dụng nguyên vật liệu mới, chế biến và vận chuyển.
  • Hạn chế việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
  • Giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường, tiết kiệm diện tích chôn lấp.

Như vậy, nhựa tái sinh không chỉ giúp chúng ta tiết được được tài nguyên mà còn góp phần bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và các loài sinh vật sinh sống trong những môi trường này khỏi bị ô nhiễm.

Sử dụng nhựa tái chế là một hành động đẹp, cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng
Sử dụng nhựa tái chế là một hành động đẹp, cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng

Nhựa tái sinh có độc không?

Nhựa có nguồn gốc tái chế xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc trong những vật dụng hằng ngày bởi giá thành thấp và dễ chế biến, dễ sản xuất. Chính vì sự “phủ sóng dày đặc” của những sản phẩm từ nhựa tái chế kiến người tiêu dùng luôn hoài nghi về sự an toàn của chúng.

Ông bà ta vẫn có câu, “Của rẻ là của ôi!”. Vậy có phải những sản phẩm có thành phần là nhựa tái sinh không tốt cho con người hay không? Nhìn ở góc độ khoa học thì trường hợp này chỉ đúng một phần.

Phtalat, hay còn gọi là chất hóa dẻo, là thành phần được thêm vào khi đúc khuôn các loại đồ nhựa. Đây là loại hóa chất không được thêm vào thực phẩm bởi chúng có khả năng thôi nhiễm cao. Nếu phtalat theo thực phẩm vào cơ thể con người sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng chỉ thôi nhiễm ra thực phẩm khi ở môi trường có nhiệt độ cao.

Mức độ an toàn của các loại nhựa tái chế
Mức độ an toàn của các loại nhựa tái chế

Ngoài ra, DEHA (Diethylhydroxylamine), thành phần có trong nhựa PVC tiềm ẩn nguy cơ ung thư và một số bệnh liên quan đến xương và gan nếu liên tục tiếp xúc trong thời gian dài.

Bisphenol-A (BPA) có trong nhựa PC khi gặp nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với acid và chất tẩy rửa mạnh có thể gây hại đối với sức khỏe. Cụ thể là:

  • Thay đổi chức năng miễn dịch
  • Gây tổn thương não bộ thai nhi và trẻ nhỏ, từ đó gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức của trẻ
  • Có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của con người

Vì vậy, chúng ta cần phân biệt được các loại nhựa tái chế và những lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ vật liệu này.

Khi sử dụng nhựa tái chế cần lưu ý những gì?

Theo báo cáo ngành nhựa do FPTS tổng hợp, các loại nhựa được sử dụng nhiều nhất là PE, PP và PVC. Cơ cấu tiêu thụ nhựa khá đa dạng.

Cơ cấu tiêu thụ nguyên liệu nhựa an toàn
Cơ cấu tiêu thụ nguyên liệu nhựa an toàn

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường khỏi những tác động xấu, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng nhựa, đặc biệt là nhựa tái chế:

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa số 3, 6 và 7 bởi chúng có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất cao.
  • Nên chọn những sản phẩm từ nhựa số 2, 4 và 5 đối với đồ gia dụng hoặc dùng để đựng thực phẩm.
  • Các sản phẩm từ nhựa số 1 chỉ an toàn khi được sử dụng 1 lần.
  • Hạn chế việc sử dụng hộp nhựa (tất cả các loại nhựa) hoặc túi ni lông để đựng thực phẩm nóng. Khuyến khích để nguội thực phẩm trước khi cho vào các vật dụng bằng nhựa để bảo quản.
  • Khuyến khích sử dụng các sản phẩm bằng sứ hoặc sành đối với lò vi sóng, khuyến cáo khi sử dụng tất cả các sản phẩm bằng nhựa với lò vi sóng, ngay cả các sản phẩm ghi nhãn “microwavable” hoặc “microwave safe”.
  • Không nên cọ rửa mạnh, dùng các chất tẩy rửa mạnh hoặc trụng nước sôi đối với các sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là nhựa có nguồn gốc tái chế.

Các sản phẩm từ nhựa đều an toàn khi chúng ta nắm vững các quy tắc sử dụng chúng. Để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường, chúng ta cần phân loại được các loại nhựa tái chế và nắm bắt được những lưu ý trước khi sử dụng các sản phẩm này nhé.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tổng quan về quy trình tái chế nhựa phế liệu trên thế giới

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*