Giải thích ký hiệu tái chế được in trên các sản phẩm làm từ nhựa

Ký hiệu tái chế được in ấn trên bao bì của rất nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng đọc được ý nghĩa của những ký hiệu này. Bài viết dưới đây của Việt Nam Tái Chế sẽ giúp bạn đọc hiểu được sản phẩm mà bạn đang sử dụng sẽ được tái chế như thế nào hoặc đưa ra quyết định sáng suốt mỗi khi mua sắm, tiêu dùng một sản phẩm mới.

Ký hiệu tái chế là gì?

Bạn có thể nhận ra biểu tượng ba mũi tên màu xanh hình tam giác trên bao bì sản phẩm, hộp đựng thực phẩm hoặc chai nước. Đây chính là ký hiệu tái chế được tất cả các quốc gia trên toàn thế giới công cộng. Những vật liệu, vật dụng được đánh ký hiệu thể hiện khả năng tái chế sẽ được chế biến thành vật liệu hoặc vật dụng mới với khả năng đem lại lợi ích cho con người.

Ký hiệu tái chế được quốc tế công nhận về hoạt động tái chế.
Ký hiệu tái chế được quốc tế công nhận về hoạt động tái chế.

Mặc dù đây là ký hiệu xuất hiện trên rất nhiều bao bì, sản phẩm, nhưng ít người biết được ký hiệu tái chế ra đời như thế nào. Để hưởng ứng Ngày Trái Đất đầu tiên vào năm 1970, một công ty lớn về sản xuất giấy bìa tái chế của Mỹ – Container Corporation of America đã tài trợ phát động cho một cuộc thi thiết kế nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Đối tượng tham gia cuộc thi chủ yếu là học sinh – sinh viên của các trường nghệ thuật và thiết kế.

Tác phẩm may mắn nhất được lựa chọn làm biểu tượng tái chế  là của Gary Anderson, sinh viên đang theo học tại Đại học Nam California. Tuy nhiên, ký hiệu tái chế lúc bấy giờ không được đăng ký nhãn hiệu cũng như bản quyền trí tuệ nên thuộc phạm vi công cộng.

Biểu tượng tái chế nguyên bản được thiết kế lần đầu tiên bởi Gary Anderson.
Biểu tượng tái chế nguyên bản được thiết kế lần đầu tiên bởi Gary Anderson.

Như vậy, so với thiết kế ban đầu của Gary, biểu tượng tái chế được quốc tế công nhận hiện nay đã  xoay 60 độ để tạo thành một tam giác có đỉnh hướng lên trên thay vì lộn ngược. Vì chưa được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng hoặc thay đổi ký hiệu này mà không mất phí.

Những bài viết liên quan

Các biến thể của ký hiệu tái chế

Mặc dù một số quốc gia đã cho bàn hành luật về việc sử dụng ký hiệu thể hiện khả năng tái chế , rất nhiều các biến thể đã xuất hiện và sử dụng trên toàn thế giới. Viện Giấy Hoa Kỳ (sau đổi tên thành AF&PA – Hiệp hội thương mại quốc gia ngành công nghiệp giấy và sản phẩm gỗ) đẩy mạnh 4 biến thể chủ yếu của biểu tượng tái chế cho các mục đích sử dụng khác khau.

Ký hiệu tái chế màu trắng viền đen hoặc đen viền trắng thể hiện khả năng tái chế của vật liệu
Ký hiệu màu trắng viền đen hoặc đen viền trắng thể hiện khả năng tái chế của vật liệu
Ký hiệu tái chế màu trắng nền đen được sử dụng cho vật liệu 100% sợi tái chế.
Ký hiệu màu trắng nền đen được sử dụng cho vật liệu 100% sợi tái chế.

Ký hiệu đen nền trắng sử dụng cho các sản phẩm có chứa sợi tái chế và sợi không tái chế.

Một sản phẩm có thể mang nhiều hơn 1 biến thể của ký hiệu tái chế. Ví dụ, một chiếc phong bì có thể mang ký hiệu 1 và 3. Điều đó có nghĩa là nó có thể tái chế và được làm từ sợi tái chế và sợi không tái chế.

Một số biến thể khác của biểu tượng tái chế:

 

 

: Ký hiệu thể hiện khả năng tái chế toàn cầu.

 

 

 

 

 

: Ký hiệu tái chế cho vật liệu chung

 

 

 

 

 

: Biểu tượng tái chế toàn cầu đen

 

 

 

 

 

: Biểu tượng tái chế giấy (sản phẩm bao gồm giấy tái chế)

 

 

 

 

 

: Ký hiệu thể hiện khả năng tái chế giấy một phần (sản phẩm chứa giấy tái chế lẫn giấy không tái chế)

 

 

 

 

 

: Ký hiệu giấy vĩnh cửu (Ví dụ: giấy không chứa axit)

 

 

Ký hiệu tái chế của các sản phẩm làm từ nhựa 

Biểu tượng tái chế của các sản phẩm làm từ nhựa hay mã nhận dạng nhựa được phát triển bởi SPI, Hiệp hội Công nghiệp nhựa Hoa Kỳ vào năm 1988 nhằm mục đích hỗ trợ việc phân loại nhựa. Các ký hiệu được sử dụng trong bảng mã nhận dạng nhựa bao gồm 2 phần chính: phần ba mũi tên chỉ theo hướng kim đồng hồ tạo thành hình tam giác và phần số được đánh từ 1 đến 7.

Mã nhận diện nhựa được sửa đổi năm 2013 bởi ATMS.
Mã nhận diện nhựa được sửa đổi năm 2013 bởi ATMS.

Ý nghĩa của phần mũi tên: Đây chính là ký hiệu tái chế được sử dụng toàn cầu (biến thể 1) thể hiện khả năng có thể tái chế của vật liệu.

Ý nghĩa của phần số (1-7): chỉ tên loại nhựa được sử dụng để tạo ra sản phẩm đó. Cụ thể là: 

  • Số 1: Sản phẩm làm từ nhựa PET (CTHH: terephtalat polyethylene) thường được sử dụng làm chai đựng nước, cốc nhựa hoặc bao bì,… 
  • Số 2: Sản phẩm làm từ nhựa HDPE (Nhựa PE mật độ cao) thường được sử dụng làm cốc nhựa, can đựng hóa chất hoặc bình sữa,…
  • Số 3: Sản phẩm được làm từ nhựa PVC (CTHH: Polyvinyl Chloride) thường được sử dụng làm ống nước hoặc nhựa lát sàn,…
  • Số 4: Sản phẩm làm từ nhựa LDPE (CTHH: Polyethylene mật độ thấp) thường được sử dụng làm túi nilon hoặc ống nhựa,… 
  • Số 5: Sản phẩm làm từ nhựa PP (CTHH: polypropylene) thường được sử dụng làm phụ tùng ô tô, hộp đựng thực phẩm hoặc sợi công nghiệp,…
  • Số 6: Sản phẩm làm từ nhựa PS (CTHH: polystyren) thường được sử dụng làm khay đựng thức ăn, đĩa nhựa, dĩa nhựa,… 
  • Số 7: Sản phẩm làm từ những loại nhựa khác. Ví dụ như:  acrylic, nylon, polycarbonateaxit polylactic (PLA).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*