Nhựa Plastic là một trong những loại nguyên liệu cơ bản tạo thành vật dụng xung quanh con người ngày nay. Với tính năng nhẹ, dẻo và dễ tạo hình, những sản phẩm bằng nhựa đã nhanh chóng trở nên phổ biến và thay thế các loại nguyên liệu truyền thống khác như gỗ, kim loại, giấy,… Vậy nhựa là gì? Thành phần cấu tạo cũng như phân loại nhựa ra sao? Các bạn hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Việt Nam Tái Chế nhé.
Nội dung bài viết
Nhựa Plastic là gì?
Plastic là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với cuộc sống con người. Đây là tên gọi của một loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tên gọi “plastic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (plastikos), có nghĩa là thích hợp để “đúc” để ám chỉ đặc tính dẻo và linh hoạt của vật liệu trong quá trình sản xuất.
Plastic trong từ điển Cambridge là một loại vật chất nhân tạo, được tạo hình khi nóng chảy và có nhiều công dụng. Cụ thể hơn, plastic được định nghĩa là một chất liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp với thành phần chính là polyme, có tính dẻo nên được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau.
Để có một cái nhìn đơn giản hơn về loại vật liệu này, chúng ta có thể định nghĩa nhựa là một loại vật liệu hữu cơ, được sản xuất từ những nguyên liệu thô chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá và muối. Để trả lời cho câu hỏi nhựa plastic là gì, ta có thể hiểu đơn giản đây là một vật liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được điều chế từ dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá và muối, có đặc tính dẻo, dễ dàng tạo hình bằng cách đúc hoặc ép khi nóng chảy. Ứng dụng của nhựa trong cuộc sống rất đa dạng.
Lịch sử của nhựa
Nhựa plastic lần đầu tiên được phát minh ra vào năm 1869 bởi một nhà phát minh người Mỹ tên là John Wesley Hyatt. Một công ty ở New York đã đưa ra lời đề nghị tìm kiếm vật liệu để thay thế cho ngà voi với số tiền thưởng là 10.000 đô la. Bằng cách xử lý cellulose thu được từ sợi bông và long não, Hyatt đã phát hiện ra loại vật liệu có thể biến dạng thành nhiều hình khác nhau và có thể mô phỏng các vật chất khác trong tự nhiên như vỏ rùa, sừng, vải lanh hoặc ngà voi.
Nhựa plastic là một trong những phát minh mang tính chất cách mạng, giúp con người không bị ràng buộc bởi các giới hạn của tự nhiên. Trải qua quá trình dài phát triển, nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Những bài viết liên quan
- Nhựa PET là gì? Những điều cần biết để sử dụng nhựa PET một cách an toàn
- Giải thích ký hiệu tái chế được in trên các sản phẩm làm từ nhựa
- Sáng tạo đồ tái chế từ chai nước đơn giản, góp phần bảo vệ môi trường và chính bản thân mình
Phân loại nhựa
Để thu được những đặc tính như mong muốn, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và sản xuất ra các loại nhựa khác nhau bằng cách pha thêm phụ gia. Hiện nay, nhựa plastic được phân loại thành 7 loại chính được đánh số từ 1 đến 7 trên các bề mặt sản phẩm.
- Nhựa số 1: PETE
- Nhựa số 2: HDPE
- Nhựa số 3: PVC
- Nhựa số 4: LDPE
- Nhựa số 5: PP
- Nhựa số 6: PS
- Nhựa số 7: Nhựa khác bao gồm polycarbonate, acrylic và sợi thủy tinh.
Để hiểu rõ hơn về 7 loại nhựa plastic này, chúng tôi đã tổng hợp các thông tin về thành phần, công thức hóa học, đặc tính, nhược điểm và ứng dụng của chúng trong bảng dưới đây.
Loại nhựa | Công thức hóa học | Đặc tính | Nhược điểm | Ứng dụng |
Nhựa số 1 | Polyethylene terephthalate
(C10H8O4)n |
Chịu lực, chịu nhiệt tốt; trong suốt, bề mặt nhẵn; khả năng chống thấm khí tốt… | Tơ sợi, chai nhựa và hộp đựng thực phẩm,… | |
Nhựa số 2 | Hight Density Poli Etilen
(CH2)n |
Ít bị ăn mòn bởi axit và kiềm; chịu được nhiệt độ thấp; có khả năng chống nước và cách điện… | Độ bền cơ học kém; dễ bị dạng hoặc xước bề mặt. | Túi, bì nhựa, ống nhựa, chai nhựa,… |
Nhựa số 3 | Poly Vinyl Clorua
(C2H3Cl)n |
Khả năng cách điện tốt; có khả năng chống tia cực tím và ăn mòn bởi hóa chất… | Chịu lực kém; có chứa khí Clo; tính thẩm mỹ không cao. | Dây cáp, ống nhựa thoát nước, áo mưa,… |
Nhựa số 4 | Low-density polyethylene | Chống ăn mòn trong dung môi hóa chất; chịu được nhiệt độ thấp và cách điện tốt… | Bề mặt khá nhớt và trơn gây khó khăn trong bước sản xuất. | Bao bì, túi nhựa, giấy gói thực phẩm, chai lọ, túi, quần áo và nội thất ô tô,… |
Nhựa số 5 | Polypropylene
(C3H6)n |
Khả năng chịu va đập tốt, ít bị biến dạng; có khả năng chống thấm khí,… | Dễ bị oxy hóa nếu không sử dụng thời gian dài và kháng hóa chất kém. | Chai nước, vỏ sữa chua, lọ thuốc, màng chống thấm và cốc dùng 1 lần,… |
Nhựa số 6 | Polystyrene
(C8H8)n |
Dễ gia công và tạo màu; có tính thẩm mỹ cao,… | Khả năng cách âm kém. | Đĩa, cốc, chai nhựa dùng 1 lần,… |
Nhựa số 7 | Polycarbonate, acrylic, sợi thủy tinh | Chịu được nhiệt độ cao; khó bị trầy xước; khả năng chịu va đập tốt. | Có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất. | Chỉ ứng dụng trong sản xuất công nghiệp |
Công dụng và vai trò của nhựa plastic là gì?
Nhựa là một trong số những vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Đây chính là phát minh mang tính chất cách mạng của con người. Trải qua quá trình phát triển hơn một thế kỷ, con người đã không còn bị ràng buộc bởi những giới hạn của tự nhiên. Ngày nay, ta có thể dễ dàng tìm thấy loại vật liệu này trong hầu hết tất cả các vật dụng trong nhà, trường học, bệnh viện đến nhà máy. Tùy thuộc và đặc tính của từng loại nhựa mà chúng có thể được ứng dụng thành sản phẩm khác nhau.
Con người càng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nhựa plastic đối với cuộc sống. Xã hội càng phát triển kéo theo số lượng các loại vật liệu tăng theo. Tuy nhiên, chưa có loại vật liệu nào có thể thay thế hoàn toàn vai trò của nhựa:
- Là một chất liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp làm nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt
- Là vật liệu thay thế một số năng lượng không thể tái tạo, bảo vệ môi trường.
- Là phát minh cách mạng phá vỡ giới hạn của con người trước sự hạn chế về tài nguyên và năng lượng của tự nhiên.
Nói chung, nhựa plastic rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống từ sản xuất đến tiêu dùng. Nếu con người biết khai thác và sử dụng loại vật liệu này một cách khoa học sẽ giúp Trái Đất khỏi bị ô nhiễm.
Nhựa plastic có thể tái chế không?
Sự ra đời của nhựa giúp con người tiết kiệm năng lượng tự nhiên. Tuy nhiên, sự ưa chuộng lại vật liệu này đã khiến môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi số lượng rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường ngày càng tăng. Một trong những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của nhựa với môi trường chính là tái chế chúng. Vậy loại nhựa nào có thể được tái chế? Và chúng được tái chế như thế nào?
Về cơ bản, có 7 loại nhựa được đánh số từ 1 đến 7 có thể tái chế được. Tuy nhiên, khả năng và mức độ tái chế của từng loại là khác nhau:
- Nhựa số 1: Nhựa PET khá được ưa chuộng bởi chi phí thấp, nhẹ và dễ dàng tái chế. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế của loại nhựa này khá thấp (khoảng 20%) bởi ứng dụng chính của loại nhựa plastic này được dùng để sản xuất đồ uống đóng chai dùng 1 lần.
- Nhựa số 2: Nhựa HDPE thường được tái chế thành chai, lọ đựng dầu gội, sữa tắm, hóa chất,…
- Nhựa số 3: Sàn nhựa và đồ nội thất chính là ứng dụng phổ biến của nhựa PVC tái chế.
- Nhựa số 4: Nhựa LDPE thường được tái chế thành thùng rác nhựa, thùng ủ nhựa, bao bì nhựa, tấm nhựa làm biển quảng cáo.
- Nhựa số 5: Nhựa PP là một trong số ít nhựa có khả năng tái chế tương đối cao, các sản phẩm tái chế của nhựa PP rất đa dạng (đèn tín hiệu, dây cáp, khay nhựa,…).
- Nhựa số 6: Sản phẩm của nhựa số 6 tái chế như vỉ đựng trứng, thước kẻ,…
Công nghiệp nhựa plastic trong tương lai
Trong ấn phẩm “Thế giới năm 2030” của Ray Hammond, một nhà nghiên cứu về tương lai có đề cập đến vai trò của nhựa vào khoảng thời gian này. Theo ông, với sự phát triển tăng nhanh theo cấp số nhân của công nghệ, nhựa hay còn gọi là plastic sẽ trở nên “thông minh” hơn và đóng vai trò quan trọng hơn như mô người hoặc cấy ghép nội tạng, vật liệu chính trong sản xuất ô tô và máy bay phát thải thấp, ứng dụng cho nhà thông minh và đồ họa điện tử,…
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu thô để sản xuất ra nhựa plastic gồm có dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hoặc than đá. Đây đều là những tài nguyên không tái sinh và đang có xu hướng giảm. Vì vậy, hàng loạt các nguyên liệu có thể tái tạo như cellulose đang dần thay thế những nguyên liệu này trong việc sản xuất nhựa.
Để lại một phản hồi